Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Từ Sài Gòn đi Trung Quốc, đi như thế nào cho rẻ???

Do Trung Quốc giáp với Việt Nam ở phía Bắc nên để đi đường bộ sang đó từ Sài Gòn thì bắt buộc các bạn phải ra Hà Nội.


Trước khi đọc thông tin chỉ dẫn bên dưới, các bạn nên lưu ý là giá vé tôi mua là vào thời điểm tôi đi nên nó có thể thay đổi theo thời gian đấy nhé!!!

Ở Sài Gòn thì các bạn ra ga Sài Gòn để mua vé tàu lửa đi Hà Nội. Có nhiều tuyến tàu đi Sài Gòn-Hà Nội với nhiều khoang hạng và giá khác nhau. Tôi mua giá vé rẻ nhất là ghế mềm (729.000đ). Tàu chạy từ 7h tối hôm nay thì đến 4h sáng hôm kia sẽ đến (nghĩa là các bạn sẽ ngủ hai đêm trên tàu.)

Từ Hà Nội, để đi sang Trung Quốc thì sẽ có 3 cửa khẩu quốc tế mà du khách có thể sử dụng.

1. Cửa khẩu Móng Cái.

Tàu lửa từ Sài Gòn dừng ở ga Hà Nội. Ra khỏi ga, quẹo phải, rồi lại quẹo trái (quên mất tên đường rồi; các bạn có thể hỏi dân địa phương) sẽ đến trạm đón xe buýt đi bến xe Gia Lâm. Tại bến Gia Lâm, hỏi xe đi Móng Cái, giá vé là 150 ngàn đồng. Nên mua thức ăn và nước uống mang theo bởi vì dọc đường bán mắc lắm đó, đặc biệt là khi bắt đầu vào khu vực núi đèo, giá toàn là gấp đôi giá ở Hà Nội. Ai không mang theo thức ăn, không mua cũng không được.

Từ bến Gia Lâm, xe khởi hành vào khoảng 5h30 sáng và đến bến xe Móng Cái vào khoảng 4h chiều (có dừng lại đón và chờ khách ở dọc đường.) Tại bến xe Móng Cái, ra khỏi cổng, dọc theo đường chính có một số nhà trọ nhà nghỉ. Đi lòng vòng trong mấy cái hẻm ở phía đối diện bến xe cũng có. Nếu không thì từ bến, rẽ phải, đi thẳng sẽ qua một cái cầu. Bên kia cầu là chợ Móng Cái và cũng có nhiều nhà trọ ở đây. Nếu trọ ở đây thì gần biên giới hơn. Từ chợ Móng Cái đến biên giới đi bộ chưa đến 1 cây số.

Nếu không muốn lội bộ thì từ bến xe Móng Cái, có thể đi xe ôm 10.000đ đến chợ Móng Cái. Tôi ở tại nhà nghỉ Hồng Nhung, đối diện chợ. Tại đây, phòng khá rộng dành cho 3 người, giá 150.000đ. Tôi ở một mình nên trả 120.000đ/đêm.

Lời khuyên: nếu có thời gian rảnh rỗi nên ngủ lại Móng Cái một đêm. Tại sao?? Dạo dạo mấy cái chợ mà ăn hàng, nhiều món ăn…..ngon vô cùng!!! Nghĩ đến là thèm nhỏ dãi! Ước gì được quay lại đó để……….. ăn! (Thông cảm nghen các bạn, tôi cực kỳ “mê ăn” mà!)

Ở cửa khẩu Móng Cái, mọi người phải mua vé 5.000đ để vào nơi làm thủ tục (hơi quái!) Tại đây, người đi bằng giấy thông hành nhiều hơn người đi bằng hộ chiếu. Sau đó là đi qua cửa khẩu Trung Quốc. Bên phía Trung Quốc, mọi thứ đồ ăn đồ uống đều bị vứt vào sọt rác, chỉ có mì gói là được cho qua thôi. Tiếc quá, tôi đã mua sẳn 1kg cam để dành ăn trên xe buýt, vậy mà cũng không thoát, bị vứt vào sọt rác hết. Các bạn hải quan Trung Quốc rất dễ thương, hướng dẫn nhiệt tình bằng tiếng Hoa nên nghe……… chẳng hiểu gì hết. Các bạn cười vui lắm, khác hẳn những khuôn mặt quạu quọ của mấy anh hải quan Việt Nam.

Thành phố cửa khẩu bên Trung Quốc là Đông Hưng (Dongxing). Khi ra khỏi phòng hải quan, bạn sẽ được chào đón bởi những chị lơ xe trung chuyển từ cửa khẩu đến bến xe Đông Hưng nói lơ lớ tiếng Việt. Nếu đi xe của họ thì trả tiền là 8 nhân dân tệ. Nếu đi xe minibus số 45 thì có giá 1 tệ.

Lưu ý: khi đổi tiền nên cố đổi để ra một ít tiền lẻ, đặc biệt là tờ 1 tệ, bí quá thì 5 tệ rồi nhờ mấy người trên xe buýt đổi lẻ ra giùm bởi vì không có ai thu tiền xe cả đâu, bạn phải tự cho vào thùng tờ 1 tệ.

Khi lên xe buýt rồi thì nói với bác tài “Nanning” hoặc “đao trư tran” (đến bến xe buýt) thì bác tài sẽ biết và khi đến bến xe buýt đường dài ở Đông Hưng sẽ dừng xe cho bạn xuống; nếu bạn không nói thì có thể sẽ được chở đi tham quan Đông Hưng cũng nên.

Vào bến xe đường dài, mua vé xe đi Nanning, giá vé 45-50 tệ.

Tại Nanning, xe dừng ở bến Langdong. Từ đây có thể đi taxi hoặc xe buýt (tôi được quá giang nên không biết xe buýt số mấy, bạn nào biết thì cập nhật giùm nhé!!!! Nếu ai “máu” một tí thì ra đường lớn vẫy vẫy xe đi quá giang – lưu ý: coi chừng bị bán luôn đó hehehehe) đến ga xe lửa ở Nanning. Khu vực xung quanh ga có khá nhiều nhà trọ nhà nghỉ và khách sạn cũng như nhà hàng quán ăn. Vì thế đây có thể được xem là khu trung tâm.

Tại Nanning, tôi hay nghỉ tại Lotusland Hostel Train Station 

Nơi này cách ga khoảng 5-10 phút đi bộ, dorm có giá 50 tệ/giường. Ở đây, tiếp tân nói tiếng Anh khá tốt và có cả bản đồ Nanning miễn phí. Đặc biệt sau lưng khu vực này là mấy trung tâm thương mại cao ngất. Leo lên tầng trên cùng bằng thang cuốn, hàng hóa bán theo……… gía sĩ nên rẻ vô cùng. Nhớ đừng có mua nhiều quá hết tiền tham quan nghen các bạn!!! Hehehehehe.

2. Cửa khẩu Hữu Nghị Quan

Để đi Cửa Khẩu Hữu Nghị Quan thì phải đón xe buýt ra Lạng Sơn. Có nhiều xe đi Hà Nội Lạng Sơn lắm nên nếu các bạn hỏi ở khu vực phố cổ 36 phố phường thì có đầy (thậm chí xe còn đến tận nơi đưa rước), giá xe là 100.000 đ.

Từ Lạng Sơn, đón xe cóc (thực ra là xe minibus 7 chỗ nhưng ở Lạng Sơn người ta gọi loại xe này là xe cóc) giá 20 ngàn đến gần Hữu Nghị Quan. Từ chỗ đỗ xe có thể đi xe điện (10 ngàn đồng/người) hoặc đi bộ đến nơi làm thủ tục xuất cảnh. Sau khi xuất cảnh thì đi bộ qua phía bên kia khoảng 100m làm thủ tục nhập cảnh vào Trung Quốc.

Lưu ý: mọi đồ ăn thức uống không được mang vào Trung Quốc; nếu vẫn cố mang thì sẽ bị vứt vào sọt rác. Tuy nhiên kẹt quá thì bạn có thể giấu vào người (cái này tôi hướng dẫn giấu thức ăn chứ không phải thuốc phiện đâu nghen!!!!)

Sau khi làm thủ tục nhập cảnh Trung Quốc, thì có thể lên xe điện (giá 5 tệ) để đi đến bến xe. Thật ra cũng không xa, nên nếu muốn tiết kiệm tiền và lại không có nhiều hành lý thì đi xe “hăng cải” để…….được miễn phí các bạn nhé!!!

Từ bến xe này có hai lựa chọn để đi Nam Ninh. Thứ nhất là đón xe buýt đi Bằng Tường (giá 3 tệ). Sau đó từ Bằng Tường đón xe lửa đi Nam Ninh (Nanning) giá 30 tệ. Lựa chọn thứ hai là có thể đón xe buýt đi thẳng Nam Ninh từ bến xe này (giá vé 70 tệ).

Ngoài ra cón một lực chọn nữa là là mua vé xe trọn gói của hãng Sơn Đức từ Hà Nội đến Nam Ninh với giá là 450 ngàn đồng (giá vé này bao gồm luôn hai lần đi xe điện, một hộp cháo ăn liền và một chai nước).

Tôi chọn cách đi miễn phí là quá giang xe buýt vừa trả khách Việt Nam về biên giới và chuẩn bị quay lại Nanning. Nếu đủ tự tin, các bạn hoàn toàn có thể làm cách này nhưng vẫn chú ý coi chừng bị bán đấy nhé!!! Tình hình buôn bán người (đặc biệt là phụ nữ) ở khu vực biên giới là không thể coi thường được đâu các bạn ơi! Nếu không đi được miễn phí thì các bạn chỉ trả 50 tệ thôi, vẫn rẻ hơn so với 70 tệ mua vé. Có thể yêu cầu tài xế cho xuống ở gần ga xe lửa (hua trơ tran).

3. Cửa khẩu Hà Khẩu

Từ Hà Nội để đi cửa khẩu này thì bạn phải đi Lào Cai.

Có thể đến ga Long Biên (gần khu phố cổ) để mua vé tàu đi Lào Cai, giá vé ghế từ 120.000 ngàn đồng.

Từ ga Lào Cai, đón xe ôm 15.000 đồng để đến cửa khẩu Hà Khẩu.

Tại cửa khẩu này, bên phía Trung Quốc làm thủ tục check in tự động. Mỗi người tự đặt trang đầu hộ chiếu của mình vào máy, máy đọc thông tin và hiện lên màn hình. Sau đó, các bạn cần trả lời cho câu hỏi: đi bằng phương tiện gì? Gõ chữ DIBO bằng tiếng Việt luôn. Ok thì máy tự in ra tờ giấy. Các bạn xé miếng lớn để lại vào ô và ký tên vào miếng giấy nhỏ và cầm hộ chiếu cũng như miếng giấy nhỏ có ký tên vào xếp hàng. Ở đây hải quan chỉ xem hộ chiếu và visa hợp lệ không và đóng mộc cái rụp, vậy là qua, rất nhanh, do mọi thông tin đã được thực hiện trước đó.

Qua cửa khẩu, các bạn hỏi thăm đường ra bến xe, có thể nói “Kunming” (Côn Minh) hoặc “Nanning” (Nam Ninh) thì người ra chỉ đường ra bến (bến xe rất gần cửa khẩu, chỉ 2 phút đi bộ.) Thành phố cửa khẩu bên Trung Quốc có tên là Hekou (Hà Khẩu.)

Từ Hekou, xe đi Kunming thì có đến 4-5 chuyến/ngày (giá 140 tệ), riêng xe đi Nanning chỉ có một chuyến vào lúc 11h55 sáng thôi (giá 205 tệ). Tất cả đều là xe giường nằm.

Ở phòng vé này có một anh nói tiếng Anh khá tốt nên các bạn có thể hỏi thông tin thoải mái.

Nếu từ Hà Khẩu (Hekou) muốn đi Nanning thì xe chạy khoảng 17 tiếng và đến vào khoảng 5h sáng hôm sau. Ở bến xe tại Nanning (không phải bến Langdong, bến tên gì tôi quên rồi) có thể đến bàn thông tin hỏi xe buýt về ga xe lửa. Tôi đón xe buýt số 4 ngay trước cổng.

Nếu từ Hekou muốn đi Kunming thì xe chạy khoảng 8 tiếng. Để tiết kiệm, có thể mua vé xe để đi lúc 8h tối và sáng hôm sau thì đến Kunming.

Do chưa bao giờ đi xe buýt thẳng từ Hekou đến Kunming nên tôi không biết xe sẽ đổ ở bến nào của Kunming, nếu bạn nào biết thì cập nhật thông tin giùm nhé!!!

Ở Kunming, tôi hay ở tại Kunming Cloudland International Youth Hostel

Giá dorm là 30-35 tệ/giường.
 
Các bạn hãy vào đường dẫn dưới đây để xem hệ thống youth hostels của tổ chức Hostelling International tại Trung Quốc nhé!

"Cách rẻ nhất là bay SG-HN, HN-Bằng Tường xe Hoa Thêm, Bằng Tường-Guangzhou xe bus giường nằm. Bạn sẽ mất khoảng 24h để đi từ SG-Guangzhou nhưng không mất tiền khách sạn. Đến Guangzhou vào khoảng 6h sáng dư thời gian để mua vé xe lửa đi các nơi khác, Guangzhou cũng là hub lớn hệ thống đường sắt TQ, bạn dễ dàng tìm được vé đi bất kỳ đâu trong thời gian thấp điểmHành trình này mình đi lần gần đây nhất là cuối tháng 10/2011. Chi tiết như sau:
1. HCM-Nội Bài: Sáng bay chuyền sớm Jetstar giá vé vô chừng, mình đặt trước 1 tuần khoảng 1tr3
2. Nội Bài - Trạm Trần Quang Khải,HN: Đi xe bus của Jetstar lun, giá vài chục nghìn gì đó quên rùi.
3. HN-Hữu Nghị Quan (Yuo Yi Guan): Xe Hoa Thêm 0913213506, xe này đón bất kỳ đâu trong nội thành Hà Nội, thường mình kêu họ đón ngay trạm của Jetstar trên đường Trần Quang Khải, xe này chỉ khởi hành vào lúc 12h00 trưa đến thẳng Hữu Nghị Quan khoảng 3h45-4h00 vừa kịp làm thủ tục nhập cảnh bên TQ. Đi xe này được cái tiện là không phải transit ở TX Đồng Đăng, họ đưa thẳng lên cửa khẩu luôn. Giá 100K/chuyến
4. Hữu Nghị Quan - GuangZhou: Xe Nhà Phi (GuangZhou: 13424462581, Pingxiang: 13878865626), nhân viên nhà xe này nói tiếng Việt khá tốt. Có 2 cách mua vé: Mua qua điện thoại (đặt từ chính chủ nhà xe, bạn gọi số ở PingXiang) giá vé 180 tệ/chiều, mua qua nhân viên nhà xe 200 tệ/chiều. Khi bạn làm xong thủ tục thì đi ra bên ngoài chổ cái cổng (cuối con dốc) có rất nhiều đại diện của các nhà xe chờ sẵn. Nếu bạn muốn đi xe nhà Phi thì hô lên, sẽ có 1 người đại diện của xe Nhà Phi lên tiếng, người này sẽ hỏi bạn đặt vé chưa nếu chưa thì sẽ báo giá, còn rồi thì thôi (chú ý nếu bạn đặt vé rồi họ thường gạ gẩm bạn lờ cái đặt vé đó đi mà đặt vé lại thông qua họ - chắc để lấy doanh số với chủ, dĩ nhiên giá nhỉnh hơn chút), chưa thanh toán gì hết nhen bạn. Xong xuôi người đó sẽ dẫn bạn ra xe để transit về Bằng Tường (PingXiang) - miễn phí, tại đây bạn vào mua vé và đi ăn cơm tối trong khi chờ xe chạy (nhiều chuyến từ 19h00-21h00, tuy nhiên tất cả các chuyền đều đến Guangzhou khoảng 06h00 sáng). Bạn nên mua vé về luôn tại đây cho rẽ, vé về có thể để open không cần xác định thời gian, khi về chỉ cần gọi trước cho số ở Guangzhou người ta sẽ sắp xếp cho bạn về, hình như nếu mua luôn vé về thì được giảm thêm 20 tệ nữa. Xe sẽ xuống tại bến Việt Tú Nam (YueXiu Keyun Zhan), Guangzhou, từ bến này mình thường lội bộ ra ngoài tìm trạm xe điện ngầm để đi ra bến xe lửa, cũng hơi xa cho những người không quen đi bộ."

Bangkok, ngôi nhà thứ 2 của tôi, có gì??


Bài trước: Đạp xe từ Poipet đến Bangkok- Phần 5: Lần mò về Khaosan Rd. 

Do Bangkok là ngôi nhà thứ hai của tôi nên tôi hướng dẫn cho các bạn với tư cách như một người địa phương chứ không phải như một du khách nhé!!!! Hehehhehe (Nói đùa đó bởi vì về Bangkok, tôi chỉ biết có bấy nhiêu thôi, còn lại toàn là phải dựa vào bản đồ và sách hướng dẫn cả.)

1. Văn phòng hướng dẫn thông tin du lịch

Thông tin liên lạc của văn phòng du lịch này.


Mặt tiền của văn phòng; người đứng phía trước là "hướng dẫn viên du lịch chuyên........chửi" đến từ Việt Nam hehehehe

Bên trong

Quầy tiếp tân
Các bạn nên đến đây để lấy bản đồ, sách hướng dẫn các tuyến xe buýt, BTS, MRT miễn phí. Tóm lại đây là một nơi cực kỳ đáng đến bởi số lượng thông tin khổng lồ mà nó cung cấp cộng với thái độ nhiệt tình của nhân viên. Quan trọng là tất cả đều miễn phí. Thậm chí không tìm ra đường hay xe buýt đi đâu đó. Đến hỏi họ nhé!!!! Hỏi kiểu gì cũng có hướng dẫn cả. Họ có phát miễn phí thẻ Bangkok Smiles nữa. Có thẻ này vào mua hàng hóa hoặc những dịch vụ ở các nơi có biểu tượng Bangkok Smiles đều được giảm giá.

Đây là một quyển sổ mà mọi du khách khi đến Bangkok nên sở hữu. Lưu ý: sổ này là miễn phí đấy nhé!!! Lấy tại văn phòng du lịch. 

Trong quyển sổ này, các điểm du lịch được chia theo mục như Temples and Churches, Royal Palaces, Art and Museums, Shopping, Dining, Bangkok at Night, Parks and Kids Attractions, Spa. Mỗi địa danh được giới thiệu đều có địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa đóng cửa, phí vào cửa (admission), phương tiện công cộng để đến đó (transport) và cả trang web của nơi ấy (nếu có.) 




Dưới đây là hình chụp vài trang của quyển sổ ở trên:



Ngoài ra nếu quan tâm, bạn có thể lấy thêm  


 Lưu ý: Ở văn phòng này có rất nhiều loại bản đồ. Ai mới đến, nhìn vào hoa cả mắt nên sẽ có hai phản ứng. Hoặc là cái gì cũng cầm cả (miễn phí mà) rồi sau đó vứt đi sẽ rất lãng phí. Hoặc mở ra xem sơ sơ rồi chộp đại một tấm (có thể lấy trúng cái không hữu ích hoặc mất thời gian.) Do đó, theo kinh nghiệm "lăn lóc" của tôi thì tấm bản đồ dưới đây là hữu dụng nhất.
Để tránh bị hoa mắt khi đến đây, bạn copy hình này vào máy ảnh rồi chìa ra nhờ nhân viên tiếp tân lấy giúp.
Bản đồ này mặt trước là bản đồ Bangkok với các địa điểm du lịch, các đại sứ quán, các tuyến xe buýt, tuyến BTS và MRT. Tóm lại chỉ cần biết sơ  cách đọc bản đồ là bạn có thể dung dăng dung dẻ Bangkok cùng với tấm bản đồ này rồi.


Mặt sau là bản đồ của Phuket, Chiangmai, Pattaya cùng với sơ đồ của Airport Rail Link route, BTS & MRT route, Chao Phraya express Boat ở Bangkok. Ngoài ra còn có mục "Easy Talk" nghĩa là vài câu tiếng Thái thông dụng.

2. Vietnamese soup:

Địa chỉ 70 Thanon Phra Sumen, Bangkok. Quán được giới thiệu trong rất nhiều sách hướng dẫn du lịch nên số lượng du khách trong và ngoài nước cộng thêm người dân tại Bangkok đến ăn mỗi ngày là rất đông. Nếu các bạn đến ăn vào buổi trưa thì sẽ đỡ đông hơn là buổi tối. Quán mở cửa từ 11h sáng đến 10h tối (chủ nhật đóng cửa). Ngoài món chính là hủ tiếu Việt Nam còn có thêm món gỏi Thái trộn với chả giò. Hoặc cũng có thể gọi món chả giò cắt khoanh chấm với nước mắm, giá 25 baht/dĩa.
Mặt tiền quán

Bên trong quán -Hình chụp ban ngày chứ buổi tối đông ghê gớm.
Thực đơn đây này!

Bếp được đặt ngay phía trước

Sôi sùng sục; vì thế khi ăn món này phải ăn thật chậm, nếu không sẽ phỏng lưỡi đấy!
Thèm ơi là thèm!!!!!

Nhăm nhăm nhăm.........Vì món ăn này mà tôi đạp xe mấy ngàn cây số từ Trung Quốc về để ăn đấy!!!
Bánh mì ở đây cũng khá ngon, giá 29 baht/ổ.
3. Wifi Bangkok: các bạn tin không khi tôi nói là toàn bộ Bangkok có mạng wifi miễn phí??? Do đó nếu bạn ở nhà trọ giá rẻ không có wifi riêng thì bạn cũng có thể sử dụng wifi của Bangkok. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng:

1. Chọn Truewifi
2. Máy sẽ tự động kết nối.
3. Mở trang web ra thì sẽ thấy trang của hệ thống mạng Truewifi.
4. Xuống cuối trang và nhấp chuột vào dòng chữ "Green Bangkok Wifi account."
5. Hiện ra một trang khác; nhấp chuột chọn 64 kbps
6. Lại hiện ra một trang khác bằng tiếng Thái. Góc trái trên cùng có chữ En (nghĩa là tiếng Anh); nhấp chuột vào En
7. Hiện ra trang đăng ký. Điền vào ô: Name, Surname, Email, và Passport number (không phải người Thái nên không thể chọn ô Thai ID number để mà điền rồi) Sau đó chọn Desired Username (hai ký tự cố định ở đầu luôn là bk nghĩa là Bangkok. Dù bạn chọn username là gì đi nữa thì mặc nhiên username của bạn có hai chữ bk ở đầu. Ví dụ: tôi chọn "Dung" thì username của tôi mặc nhiên sẽ là "bkDung." Sau đó chọn password cho account của mình.
8. Chọn xong mà có hiện chữ "Register Successful" nghĩa là bạn có thể sử dụng Wifi rồi đấy.

Tuy nhiên cần lưu ý là mạng này khá chậm và có một số trang đặc thù không mở được (vì thế mấy phòng net ở Bangkok mới "kiếm ăn" được chứ.) Ngoài ra, cũng hay rớt mạng nên bạn nên chọn chế độ nhớ mật mã để khỏi gõ lại mỗi lần rớt mạng.

Ngoài những vấn đề ấy ra thì mạng Truewifi này khá ngon lành: mở email, đọc báo, chat chit,.... đều làm được hết. Tải hình lên mạng này thì bó tay.

4. Ở Bangkok, nếu biết thì các bạn sẽ được rất nhiều cái miễn phí. Điều đó cho thấy Thái Lan làm du lịch cực chuẩn.

Thứ nhất là ngoài mạng wifi Truewifi miễn phí toàn Bangkok khó tải hình; bạn có thể đến một số nơi có ghi "Free Wifi Spot." Vào quầy hỏi mật mã rồi dung dăng dung dẻ vào mạng. Tôi hay đến Green House ở Khaosan Rd lắm. Ở đây có bán thức ăn và thức uống (đặc biệt là cà phê) nên bạn có thể kết hợp ăn uống. Nếu không thì làm giống tôi, ngồi cả ngày mà không mua gì cả, chả ai nói gì.
Có thể thấy Green House ngay từ đầu đường.

Mặt tiền của Green House

Qua khỏi nhà hàng ồn ào bên ngoài, đi vào phòng internet bên trong; nếu không laptop có thể thuê máy ở đây giá 20 baht/giờ; nếu có laptop thì chọn bất cứ góc nào mà ngồi lướt web.

Thứ hai là xe buýt miễn phí. Ở Bangkok, mỗi tuyến xe miễn phí 1 giờ/ngày. Xe nào đến lúc miễn phí thì họ có để một tấm bảng ngay trước chỗ tài xế. Quan trọng là bạn biết đọc tiếng Thái chữ ấy. Tôi không biết. Mấy lần trước toàn đi theo kiểu hú họa. Khi lên xe mà không thấy ai đến thu tiền thì biết là mình được miễn phí. Lần này thì tôi toàn đi xe đạp nên cũng không biết từ  "Miễn phí" tiếng Thái được viết thế nào. Bạn nào biết thì cho ý kiến nhé!!!

Thứ ba là xe đạp miễn phí. Bangkok khuyến khích dân chúng và du khách chạy xe đạp nên họ có một số trạm xe đạp miễn phí có màu xanh lá nổi bật. Khi mượn xe ở các trạm này, hình như phải để lại hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân nếu là người Thái. Sau đó họ sẽ chỉ cho xem trong bản đồ những tuyến đường được phép chạy (đa phần là ở khu vực trung tâm.)

Thứ tư, nước uống sau khi uống thì để dành chai đến các trạm fill- up, mỗi lít là 1 baht.
Cho đồng 1 baht vào máy, ấn vào cái nút xanh bên cạnh; kê chai vào vòi; khi chai gần đầy thì ấn cái nút xanh để tắt.
Việc tái sử dụng lại chai không chỉ giúp các bạn tiết kiệm tiền mua chai nước khác mà còn thể hiện trình độ văn minh của bạn nữa đó. Vì sao? Bạn đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường cho Thái Lan nói riêng và cho thế giới nói chung. Thái Lan cũng như đa số các quốc gia Đông Nam Á khác được mệnh danh là "plastic countries" vì rác thải từ chai nhựa và bịch ny lông quá lớn cũng như ý thức bảo vệ môi trường của người dân sống ở các quốc gia này quá kém. Vì vậy, việc tái sử dụng chai nước thể hiện một trình độ "Bạn không cao nhưng người khác phải ngước nhìn." Ngoài ra, theo Phật giáo thì bảo vệ môi trường cũng là một cách để tích lũy phước đức.

5. Công viên giải trí: đó là công viên nằm sau lưng Phra Sumen Fort và trên bờ sông Chao Praya. Thường nếu không có lễ hội gì thì đến 9h tối là đóng cửa công viên. Ban ngày ra đây ngồi cũng "sướng" lắm đấy nhé!!!! Thảnh thơi thanh tịnh.

Phra Sumen Fort trên đường Phra Sumen.

Nơi này 6h chiều người dân đến tập aerobics miễn phí. Bạn có thể tham gia nhảy nhót cùng họ. Ngoài ra đây cũng là nơi hội tụ các bậc anh tài về juggling trên thế giới. Đến đây xem họ biểu diễn nhé!!! Ngoài ra các nhóm múa hiện đại của Thái cũng hay đến đây tập nhảy lắm.

Điểm mà tôi thích nhất là ở công viên này cấm hút thuốc và uống rượu. Ai vi phạm phạt 2 ngàn baht.
Mấy thằng Mỹ "điên" luôn miệng bảo: "I never smoke alcohol."


Đây cũng là nơi diễn ra các buổi lễ hội của Bangkok. Ví dụ năm 2010, tôi dự lễ hội Loi Krathong ở đây. Năm nay là Bangkok Theatre Festival. Quan trọng nhất là các lễ hội diễn ra ở đây đều miễn phí.

Diễn kịch cả phụ để tiếng Việt và tiếng Thái.

6. Apple II Guesthouse

Nơi này không nằm ở Khaosan Rd. mà cách đó khoảng 5 phút đi bộ. Nằm trong hẻm Trok Kai Chaee, đối diện hơi xéo Phra Sumen Fort. Xem thêm thông tin ở đây

Dorm 100 baht, chủ nhà là một mama 72 tuổi không nói được tiếng Anh nhiều nhưng rất vui tính và dễ thương, xem mọi khách đến cư trú là người nhà của mình. Đây là một dạng homestay. Do đó, du khách có cảm giác như đang ở nhà bạn mình chứ không phải ở nhà trọ. Lần nào đến Bangkok, tôi cũng ghé qua ở dorm tại đây. Trừ khi nơi đây đầy mới đi chỗ khác mà hỏi thôi. Ví dụ qua Green G.H ở đối diện xéo.

Nếu các nơi này đều kín khách, bạn có thể đến những nơi khác như:
A.T guesthouse nằm sau lưng Green House, Khaosan Rd. Dorm 100 baht; Single room 150 Baht; Double room 250 baht

7.Thức ăn ở Bangkok

Cơm giò heo ninh nhừ
Nhà hàng này nằm rất gần Khaosan Rd.

Hấp dẫn chưa????

Dĩa cơm này giá 40 baht; nếu không trứng, giá 30 baht.

Ngoài ra, còn có:

Dĩa cơm với thức ăn tự chọn này có giá 45 baht.

Còn rất nhiều món ăn khác nữa nhưng tôi quên chụp hình rồi. Mỗi khi nhìn thấy thức ăn là tôi cầm đũa lên ngay, quên tuốt việc chụp hình. Thông cảm nghen!!!! Khi nào có hình, tôi đăng lên sau. Đúng là ham ăn khổ thế đấy các bạn!!!!

Lưu ý quan trọng và nghiêm trọng nhất trong bài viết:

Nếu không muốn chết thì chớ nên đi du lịch đến Thái Lan nhé!!! Vì sao? Vì hoặc là bạn sẽ chết..........thèm hoặc sẽ chết.........tức. Chết thèm vì không đủ tiền mà mua thức ăn. Chết tức vì bao tử của mình quá nhỏ. Khekhekhekhekhekhekhekhekhe!!!!!!!!!!







8. Thái Lan miễn thuế VAT cho du khách


Khi mua sắm ở Thái Lan nhớ giữ lại biên lai để được hoàn thuế nhé!!!! Các trung tâm thương mại lớn ở Bangkok đều có văn phòng hoàn thuế (như hình ở trên); nếu không thì các bạn có thể đến văn phòng hoàn thuế ở sân bay quốc tế. Khi đi xin hoàn thuế, cần trình hộ chiếu ra đấy các bạn!!!

- Sưu tầm -